Ngân hàng Phương Đông (OCB)

Niềm tin và thịnh vượng

Hoa hậu Diễm Hương – Đại sứ của Ngày hội FTU’s GREEN 2012

Hoa hậu Diễm Hương – Đại sứ của Ngày hội FTU’s GREEN 2012 chụp hình lưu niệm tại gian hàng của OCB

Hoa hậu Diễm Hương – Đại sứ của Ngày hội FTU’s GREEN 2012 chụp hình lưu niệm tại gian hàng của OCB

Hưởng ứng ngày Môi trường thế giới (05/6) và góp phần cùng tuổi trẻ chung tay bảo vệ môi trường, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã tài trợ Ngày hội Xanh FTU’s GREEN 2012 tại trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2.

Ngày hội diễn ra từ 7g30 – 13g00 ngày 03/6/2012 với nhiều hoạt động đa dạng, thiết thực, qua đó phát huy vai trò xung kích, tình nguyện và trách nhiệm của thanh niên tham gia bảo vệ  môi trường xanh – sạch – đẹp; xây dựng nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị.

Xem thêm…

Lễ ký kết hợp đồng tín dụng 25 triệu USD giữa OCB – BNP Paribas và OCB

Ông Simon Andrews, Giám đốc khu vực IFC phụ trách Việt Nam (bên trái) và Ông Nguyễn Đình Tùng - Q.Tổng Giám Đốc OCB (bên phải) trao hợp đồng ký kết

Ông Simon Andrews, Giám đốc khu vực IFC phụ trách Việt Nam (bên trái) và Ông Nguyễn Đình Tùng – Q.Tổng Giám Đốc OCB (bên phải) trao hợp đồng ký kết

Đặc biệt, OCB là ngân hàng đầu tiên tại VN được IFC tài trợ khoản vay 5 triệu USD dành cho các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tiểu thương, doanh nghiệp SME có lãnh đạo là PHỤ NỮ.

Hợp đồng tín dụng 25 triệu USD được ký kết là điều kiện thuận lợi để OCB mở rộng khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do các nữ doanh nhân làm chủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và tiếp tục đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Xem thêm…

Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phương Đông nhiệm kỳ 2011 – 2015

Ban Điều hành Ngân hàng Phương Đông nhiệm kỳ 2011 – 2015

Kế hoạch lợi nhuận 2012 OCB đạt 530 tỷ đồng đã được Đại hội cổ đông thông qua

Ngày 12/05/2012, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 tại Trung tâm hội Nghị Riverside Palace, Tp. Hồ Chí Minh.

Đoàn chủ tọa điều hành đại hội đồng Cổ đông

Đoàn chủ tọa điều hành đại hội đồng Cổ đông

Tham dự Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) có các đại biểu: ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Giám Đốc NHNN Việt Nam – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh; Đại diện BNP Paribas (Pháp) có ông Aguignier Philippe – Giám đốc Ngân hàng bán lẻ khu vực Châu Á, Ủy viên Hội đồng Quản trị OCB; Về phía OCB có ông Nguyễn Quang Tiên – Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Văn Bá – Trưởng Ban Kiểm soát OCB, ông Trịnh Văn Tuấn – Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc; Đặc biệt là sự tham dự của gần 400 cổ đông chiếm tỷ lệ 81,36% vốn điều lệ OCB và đại diện các cơ quan thông tấn báo chí. Xem thêm…

Lễ trao giải “Đi tìm tỷ phú OCB”

Lễ trao giải Đi tìm tỷ phú OCB

Lễ trao giải Đi tìm tỷ phú OCB

Ngày 11/05/2012, tại Ngân hàng Phương Đông – CN Bến Thành số 19 – 25 Nguyễn Huệ Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh. OCB đã tổ chức lễ trao giải chương trình “Đi tìm Tỷ phú OCB” cho các khách hàng may mắn trúng các giải thưởng lớn, gồm giải Tỷ phú 1 tỷ đồng, giải Triệu phú 100 triệu đồng và giải Phú quý 50 triệu đồng. Đến tham dự và chung vui với buổi lễ có các khách hàng trúng giải và khách hàng thân thiết của Ngân hàng; ông Trương Đình Long – Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối KHCN và Giám đốc các CN/ PGD OCB. Xem thêm…

OCB được Ngân hàng Nhà nước nâng hạn mức JICA lên 130 tỷ đồng

Ngày 10/04/2012 BQLDA SMEFPIII – NHNN đã có văn bản nâng tổng hạn mức cho OCB từ 80 tỷ lên 130 tỷ đồng, đưa OCB trở thành ngân hàng đầu tiên trong số những định chế tài chính mới tham gia được nâng hạn mức. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của OCB có thêm nguồn vốn trung, dài hạn phát triển sản xuất kinh doanh.

Kể từ khi tham gia dự án, OCB đã mở rộng tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực sau đây: Xây dựng, kinh doanh dịch vụ vận tải, dược phẩm, may mặc, kinh doanh xăng dầu, chế biến thực phẩm, thủy sản, thủy điện,…..Xem thêm

Bà Đào Minh Anh – Phó TGĐ OCB

Bà Đào Minh AnhBà Đào Minh Anh được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc OCB từ ngày 09/01/2012. Bà tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Học viện Công nghệ Châu Á –AIT; Cử nhân Kinh tế Tổng hợp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân. Bà từng giữ chức vụ quan trọng ở các tổ chức tài chính khác như: Tại Ngân hàng Hàng Hải Bà từng nắm giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Khối phê duyệt Tín dụng ; Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Quản lý Tín dụng; 4 năm làm việc Tại Ngân hàng Quốc Tế, Bà là Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Quản lý Tín dụng.

Xem Ban lãnh đạo OCB tại link: http://www.ocb.com.vn/ban-dieu-hanh.html

Ông Nguyễn Đình Tùng – Phó TGĐ OCB

Ông Nguyễn Đình TùngLà Thạc sĩ Quản Trị Kinh doanh Trường Maastricht Univercity, Holland, Ông Nguyễn Đình Tùng được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám Đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông từ ngày 03/04/2012. Với 20 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính ngân hàng tại viêt nam và ngoài nước , trải qua các vị trí : Phó Tổng Giám đốc, phụ trách kinh doanh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, ngoài ra từ 5/2009-Nay còn giữ thêm chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Ngân hàng Mekong; Giám đốc Quốc gia Ngân hàng ING Private Banking, Singapore; Phó Tổng Giám đốc, Phụ trách Khối Khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam; Giám đốc Chi nhánh TPHCM, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam; Phó Giám đốc Chi nhánh TP.HCM Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Là người được đào tạo tốt, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hy vọng Ông Tùng sẽ hoàn thành tốt công việc và đóng góp tích cực vào sự phát triển của OCB.

Xem Ban lãnh đạo OCB tại link: http://www.ocb.com.vn/ban-dieu-hanh.html

Hội thảo “Nhìn nhận kinh tế 2012 – Sử dụng hiệu quả nguốn vốn vay Ngân hàng”

Ngày 21/04/2012 tại Tp.HCM, Ngân hàng Phương Đông (OCB) phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn tổ chức hội thảo “Nhìn nhận kinh tế năm 2012”, với sự tham gia của Phó giáo sư – TS Trần Hòang Ngân – Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.; Ông Phạm Linh – Phó tổng giám đốc OCB và lãnh đạo của 200 doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông.

Hội thảo cùng thảo luận, đưa ra các nhận định về bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2012, những khó khăn, thách thức mà kinh kế Việt Nam đang gặp phải. Các khách mời cũng đã được nghe những chia sẻ của hai diễn giả là Ông Trần Hòang Ngân và Ông Phạm Linh về:Đánh giá tình hình kinh tế toàn cầu, Nhận xét kinh tế trong nước thời gian qua, Giải pháp tài chính tiền tệ, cách sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ngân hàng,…

Làm thế nào để DN tiếp cận vốn ngân hàng ổn định với lãi suất hợp lý?

Thảo luận về việc khả năng các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ổn định từ ngân hàng, lãnh đạo các doanh nghiệp cho biết, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng với lãi suất thấp, mặc dù vậy hiện tại để tiếp cận nguồn vốn này phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh thì các DN vẫn gặp rất nhiều trở ngại. Chia sẻ về vấn đề này, Ông Phạm Linh cho biết: “Ngân hàng Phương Đông OCB sẵn sàng cấp vốn ngay cho những doanh nghiệp có đang hoạt động ổn định, có doanh thu và thị phần được duy trì ổn định, tình hình tài chính cân đối lành mạnh, nhu cầu vay vốn hợp lý hoặc có dự án khả thi. Hiện OCB đang dành gói tín dụng ưu đãi 2.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn lãi suất thông thường lên đến 1.5%-2%/tháng cho các khách hàng vay vốn lưu động, kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện các dự án xanh sạch góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần lưu ý là uu tiên lúc này của OCB cũng như các ngân hàng khác là quản trị rủi ro, do vậy công tác thẩm định hồ sơ phải luôn chặt chẽ, chính vì vậy, để sử dụng được nguồn vốn của ngân hàng thường xuyên và ổn định thì các doanh nghiệp phải đảm bảo cần có hệ thống báo cáo tài chính rõ ràng và minh bạch để ngân hàng có thể đánh giá khả năng trả được nợ vay của doanh nghiệp. Từ đầu năm 2012 đến nay, để giảm áp lực chi phí tài chính cho các doanh nghiệp, OCB đã giảm mạnh các mức lãi suất cho vay, với mức giảm trung bình là 3,5%/năm. Ngoài ra, OCB đang tiếp tục cùng các đối tác tài chính là IFC, JICA, BNP Paribas tiếp tục gia tăng các mức tài trợ ổn định và ưu đãi nhằm cung cấp thêm các nguồn vốn tài trợ cho các doanh nghiệp”.

Sử dụng vốn ngân hàng một cách hiệu quả.

Chia sẻ về cách quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng , ông Phạm Linh, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông trình bày rất nhiều kinh nghiệm của một số doanh nghiệp đã sử dụng vốn tài trợ ngân hàng phối hợp với nguồn vốn từ  các nhà cung cấp rất an toàn và hiệu qủa trong suốt nhiều năm qua. Đó là phương thức mà một số doanh nghiệp đã biết cách tận dụng vốn ngân hàng tài trợ bằng cách mua nợ đầu vào của nhà cung cấp trong vòng 1 đến 2 tuần, đầu ra thì họ đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu hàng, hoàn thiện ngay bộ chứng từ xuất khẩu và thực hiện chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu để huy động vốn từ ngân hàng thật ngắn hạn, giúp đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động nhằm giảm thiểu chi phí tài chính. Các doanh nghiệp cần quản lý các chỉ số tài chính một cách quyết liệt và kỷ luật, ví dụ như cần có các chính sách quản lý hàng tồn kho, khoản phải thu chặt chẽ nhằm đảm bảo khả năng giảm nhanh tỷ lệ đòn bẩy khi nguồn vốn vay ngân hàng không ổn định hoặc lãi suất vay có xu hướng biến động tăng cao. Doanh nghiệp cũng cần thẩm định rất cẩn thận các khách hàng mua trả chậm để hạn chế tối đa rủi ro trong kinh doanh và cũng vì chất lượng các khoản phải thu khách hàng là yếu tố quan trọng mà ngân hàng rất quan tâm khi thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp bên cạnh các yêu tố khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên sử dụng thêm các công cụ bảo hiểm tỷ giá nếu vay vốn bằng ngoại tệ cũng như sử dụng các dịch vụ quản lý dòng tiền, sản phẩm phẩm tín dụng trọn gói… của ngân hàng để quản trị chặt chẽ dòng tiền mặt và dòng tiền vay và tiết kiệm chi phí tài chính.

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 4 tăng 0,06% so với tháng trước.

Về tình hình nợ công hiện nay của Việt Nam,  Phó giáo sư – TS Trần Hòang Ngân – Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội  – Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh cho rằng vào khoảng 53% GDP và theo Chính phủ phải trên 65% GDP mới không an toàn. Nợ nước ngoài khoảng 41,1% GDP, 50 tỉ đô la Mỹ, là nợ trung và dài hạn, nợ ODA và nợ IMF, World Bank, ADB thấp. Tuy vậy, ông Ngân cho rằng chính phủ cũng nên xem xét kỹ nợ công và có phương án điều chỉnh phù hợp, tránh gây hậu quả xấu.

Ông Ngân cũng đưa ra dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 4 tăng 0,06% so với tháng trước. Tuy vậy, theo ông Ngân, mức giảm CPI thực sự chưa bền vững, vì trong lần tính CPI này, rơi vào tình hình các thông tin về chất tạo nạc trong thịt heo khiến cho giá mặt hàng này giảm rất mạnh, và lúa trúng mùa nên giá giảm, trong khi nhóm lương thực thực phẩm chiếm đến gần 40% trong rổ tính CPI. Điều này chứng tỏ lạm phát giảm không phải nhờ vào khả năng điều hành của chính phủ. Lương và giá xăng, giá điện tăng vào tháng 5 sẽ là những yếu tố tác động mạnh đến lạm phát tháng tới. Và ông lo ngại Việt Nam đang đứng trước bài toán vừa suy giảm, vừa lạm phát, đây sẽ là bài toán khó giải cho nền kinh tế nếu thực sự rơi vào hoàn cảnh này.

Tin OCB